Về hai bài thơ Tiếng rao đêm

Chủ nhật - 31/03/2013 09:16
Đây là 2 bài thơ của nguời Xứ Nghệ không phải dành cho nguời Xứ Nghệ, nhưng nói lên sự cảm thông sâu săc của nguời Xứ Nghệ đới với những mảnh đời phiêu bạt chốn trần gian này.
Tiếng rao đêm
                                          Dương Danh Dũng

                                        (Sinh: 1948 - Quê: Nghệ An)
 
“Mì nóng đây” ! – Lời rao khàn đục
Ai mua không ?  Đêm quá khuya rồi
Cơn gió lạnh tràn ngoài cửa sổ
Và dường như mưa hãy còn rơi ?
 
Gõ vào đêm từng tiếng rao rời rạc
Với đôi chân vô định rã rời
Thúng đội đầu chẳng làm đủ ấm
Họa cầu may đành bước em ơi
 
“Xôi nóng đây” !                            
                “Ngô luộc đây” !            
                                      “Ai nước” !
Đêm từng đêm lạnh buốt tiếng rao
Khu tập thể chìm trong giấc ngủ
Vẫn rơi rơi mấy tiếng mời chào
 
Thời mở cửa tảo tần kiếm sống
Trăm vạn nghề chẳng sánh thấp cao
Mười bốn tuổi buôn nghèo bán thúng
Anh lặng thầm nhặt vội tiếng em rao.



 Tiếng rao đêm
                                                Nguyễn Trường Thọ

                                               (? - Quê Nghệ An)
·        
Ai mua bánh mì nóng đây
Thương em một bóng thân gầy trong đêm
 
Nào ai mua bánh giùm em
Tiếng rao thắc thỏm héo mềm lòng tôi
 
Bánh mỳ ủ nóng người ơi!
Thân em giá buốt giữa trời gió sương
 
Bóng em khuất nẻo cuối đường
Tiếng rao như hãy còn vương ngõ dài
 
Ai mua bánh mỳ nóng đây…
Đêm khuya sương lạnh rắc đầy tiếng rao.
 
     Hay ! Hay thật ! Đây là 2 bài thơ của nguời Xứ Nghệ mà không phải là dành cho nguời Xứ Nghệ, nhưng nói lên đuợc sự cảm thông sâu săc của nguời Xứ Nghệ  đới với những mảnh đời phiêu bạt chốn trần gian này.
     Không dám nói nguời Xứ Nghệ thông minh hơn nguời, nhưng dám tin rằng: Nguời Xứ Nghệ rất từng trải trên cái đuợc gọi là "cái cuộc đời" này. Ta có thể chọn lựa nguời mà ta yêu dấu, ta có thể chọn lựa tất cả những gì mà ta muốn mặc dù để đạt đuợc điều đó chúng ta phải trải qua những cuộc chiến vô cùng cam go, chúng ta phải trả với một giá rất đắt để cuối cùng chúng ta có thể có nó. Thế nhưng có những điều chúng ta không có quyền lựa chọn đó là quê huơng hay nói rộng ra là Tổ quốc. Vâng, quê huơng tôi đó cũng chính là quê huơng của các bạn: Xứ Nghệ yêu thuơng. Nơi đó con nguời phải vật lộn với thiên nhiên, phải bôn ba đây đó để mưu sinh và gạn đục khơi trong khắp mọi miền đất nuớc để đem về những gì tinh tuý để góp phần gìn giữ quê huơng. Chính trong hoàn cảnh khốn khó đó, trên cơ sở con nguời muốn tồn tại và phát triển chỉ có thể đứng trên cái bản ngã của riêng mình mà chúng ta thuờng gọi là cái "Tôi" thì hầu hết nguời Xứ Nghệ rất thuơng nguời. Khi nhìn thấy một cuộc đời khốn khó nào đó họ đều nhìn thấy một phần của cuộc đời mình trong đó.
       Quay lại hai bài thơ trên, chúng ta thấy sự yêu thuơng, trăn trở của các tác giả đối với những cuộc đời nhỏ bé đáng thuơng kia. Chao ôi ! Cái nguời ta cần thì em không có, cái em có thì cái nguời ta không cần. Và cứ thế, em cứ đi và đi mãi và cứ thế đêm từng đêm gõ gót xuống mặt đuờng. Tôi không có dịp để chứng kiến cảnh em rao hàng và lê gót trong đêm nhưng đọc bài thơ tôi thấy tác giả đang run run vén rèm trong đêm vắng, trong cửa sổ tối om có hai bàn tay cũng run run đưa về huớng em đi. Để làm gì ? Chẳng để làm gì cả, chỉ có hai dòng nuớc mắt lã chả rơi thôi. Có lẽ trong em như có còn bóng hình của ai đó còn khắc sâu trong lòng tác giả hay em là hiện thân của quá khứ mà tưng đêm tác giả phải ngóng chờ. Đành rằng chẳng suớng gì khi nhìn cảnh đó nhưng có khác gì chăng khi chúng ta nhâm nhi vị đắng của cà phê ?
      Chao ôi cái tình nguời của nguời Xứ Nghệ sao nó đậm đà, sâu lắng và vuợt lên tất cả đó là tính Nhân văn !
 Từ khóa: nguời xứ

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEBSITE
LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay197
  • Tháng hiện tại5,643
  • Tổng lượt truy cập2,043,694
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây