Quy chế thực hiện dân chủ năm học 2015 - 2016

Thứ hai - 21/09/2015 12:01
UBND HUYỆN THẠCH HÀ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIẾP

 
 
 

Số:        /QC-THCSNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh  phúc

 
 
 

                    Phù Việt, ngày 09  tháng 9  năm 2015
 
 
QUY CHẾ
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

 
 
 

CHƯƠNG I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích thực hiện dân chủ trong nhà trường:
1. Thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều trong Luật Giáo dục và Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của trường.
2. Phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường theo luật quy định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường:
1. Đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng Cộng sản theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, coi trọng hiệu quả công việc.
3. Không được có hành vi lợi dụng dân chủ cũng như xâm phạm quyền dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.
 
 
CHƯƠNG II.
NỘI DUNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
 
I. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Điều 3. Hiệu trưởng có trách nhiệm:
1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm chính trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
2. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, cán bộ, giáo viên và học sinh trong quy chế này.
3. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà truờng thông qua họp Hội đồng giáo dục, sinh hoạt tổ, hoạt động đoàn thể, hội phụ huynh học sinh, trao đổi trực tiếp của cá nhân, … và có biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao của hiệu trưởng.
4. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường.
5. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.
6. Thực hiện chế độ hội họp theo định kỳ.
- Hàng tuần hội ý giữa hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội và giáo viên trực.
- Háng tháng họp giao ban Ban giám hiệu với Bí thư chi bộ hoặc chi uỷ, các tổ trưởng, đại diện BCH công đoàn, đại diện Đoàn Đội để đánh giá việc thực hiện công tác tháng qua, lắng nghe ý kiến đóng góp, từ đó định ra những công việc chủ yếu thực hiện trong tháng tới.
- Mỗi tháng họp toàn thể cán bộ, giáo viên một lần, họp tổ chuyên môn 2 lần.
- Khi cần thiết có thể hội ý hoặc họp đột xuất.
- Cuối họp kỳ I và cuối năm họp đánh giá tổng kết các hoạt động; bình xét thi đua, tổ chức khen thưởng tại trường.
- Cuối năm thực hiện đánh giá người dạy, cán bộ, công chức, viên chức về thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch công tác và hoạt động chung của nhà trường, công khai kết quả đánh giá và lưu trữ trong hồ sơ trường.
- Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ công chức mỗi năm một lần theo quy định.
Điều 4. Phó hiệu trưởng có trách nhiệm:
1.Thực hiện các nhiệm vụ, công việc được hiệu trưởng phân công hoặc uỷ quyền; chịu trách nhiệm về việc thực hiện những nhiệm vụ đó, không tự ý giải quyết những nội dung trái hoặc vượt quá thẩm quyền.
2. Tham mưu, bàn bạc với hiệu trưởng về những nội dung liên quan hoặc được hiệu trưởng trưng cầu ý kiến.
3. Tích cực tổ chức thực hiện các nội dung đã được bàn bạc, thông qua.
4. Tuyên truyền, giải thích và động viên cấp dưới cùng các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ được giao.
5. Định kỳ hàng tháng báo cáo bằng văn bản tiến độ, kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có).
II. Cán bộ, công chức, viên chức:
Điều 5. Nhà giáo, cán bộ viên chức trong nhà trường có trách nhiệm:
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục. Cán bộ giáo viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và hiệu trưởng về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình.
2. Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại điều 6 của quy chế này.
3. Kiên quyết chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết cửa quyền và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường. Trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình, cán bộ, giáo viên phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên.
4. Thực hiện đúng Pháp lệnh cán bộ công chức; Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm.
5. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của cán bộ giáo viên, tôn trọng đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh, bảo vệ uy tín của nhà trường.
Điều 6. Những việc cán bộ, giáo viên, nhân viên được biết
1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức.
2. Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng CSVC của nhà trường.
3. Các khoản đóng góp của phụ huynh, học sinh, kinh phí hoạt động của trường học bao gồm nguồn kinh phí ngân sách, các nguồn khác và quyết toán háng năm.
4. Các vụ việc tiêu cực, khiếu nại, tố cáo trong nhà trường đã được kết luận.
5. Việc thực hiện nâng ngạch, nâng lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.
6. Những vấn đề về tuyển sinh và xét tốt nghiệp từng năm học.
7. Nhận xét đánh giá viên chức hàng năm
Những vấn đế trên sẽ được công khai bằng một trong các hình thức sau:
- Niêm yết tại văn phòng.
- Thông báo tại hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học.
- Thông báo cho tổ trưởng công đoàn, tổ trưởng chuyên môn để thông báo đến cán bộ, giáo viên trong tổ.
- Thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành Công đoàn nhà trường.
Điều 7. Những việc cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia ý kiến
1. Kế hoạch hoạt động năm học của trường.
2. Những vấn đề về quản lý dạy học, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường.
3. Kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, GV.
4. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ của nhà trường (nếu có).
5. Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua.
6. Báo cáo sơ kết, tổng kết.
7. Nội quy, quy định về lề lối làm việc của nhà trường.
Các việc nêu trên được lấy ý kiến chủ yếu thông qua quá trình tổ chức hội nghị cán bộ công chức đầu năm học hoặc dự thảo bằng văn bản đưa về tổ bộ phận để mọi người tham gia ý kiến, hiệu trưởng quyết định
III. Học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
Điều 8. Học sinh và cha mẹ học sinh được biết, tham gia ý kiến.
1. Chủ trương, chế độ chính sách của Nhà nước, của Ngành và những quy định của nhà trường đối với học sinh.
2. Kế hoạch tuyển sinh, biên chế năm học có liên quan đến học tập, rèn luyện sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định.
3. Chủ trương kế hoạch tổ chức cho học sinh phấn đấu gia nhập các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
* Những việc học sinh và phụ huynh được tham gia ý kiến:
1. Nội quy học sinh và quy định có liên quan đến học sinh.
2. Tổ chức phong trào thi đua ở học sinh.
3. Việc tổ chức giảng dạy học tập trong nhà trường có liên quan đến quyền lợi của học sinh.
Điều 9. Hình thức công khai với phụ huynh, học sinh.
- Niêm yết công khai những quy định về tuyển sinh, nội dung quy chế học tập, kết quả, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại học sinh, khen thưởng.
- Định kỳ ít nhất trong năm học 3 lần tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, thông báo kết quả học tập rèn luyện của học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ tại lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của học sinh và các bậc cha mẹ học sinh để kịp thời phản ánh cho hiệu trưởng.
- Đặt hòm thư và các hình thức góp ý khác để người học, các bậc cha mẹ học sinh thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.
Điều 10. Trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong trường.
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha mẹ HS để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau:
 1.1 Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình để giải quyết những việc có liên quan đến học sinh.
1.2 Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ mà học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ đóng góp theo quy định.
1.3 Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục ở địa phương.
2. Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.
Điều 11. Phụ huynh được bàn bạc, quyết nghị:
1 Các khoản đóng góp tự nguyện để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy của thầy cô giáo và học tập của học sinh nhà trường.
2. Thống nhất và đề nghị nhà trường tổ chức việc dạy thêm học thêm theo đúng quy định để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
IV. Các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường:
Điều 12. Trách nhiệm của các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường.
1. Người đứng đầu các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức đó có trách nhiệm:
- Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
- Các tổ chức, đoàn thể hoạt động theo nội quy, quy chế riêng nhưng đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi uỷ và theo quy chế phối hợp với BGH nhà trường.
- Trực tiếp giải quyết hoặc báo cáo, đề xuất với BGH phương án giải quyết những vấn đề nảy sinh, khiếu nại, kiến nghị, đề xuất của công chức, viên chức trong nhà trường.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của mình trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích của các thành viên. Giải quyết đúng đắn và đầy đủ chế độ chính sách theo quy định, ngăn chặn có hiệu quả việc gây mất đoàn kết nội bộ, khiếu nại tố cáo sai quy định; đề xuất với cấp trên hình thức xử lý kỷ luật  (nếu có).
2. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết. Hiệu trưởng không giải quyết thì báo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo qiải quyết.
 
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Quy chế này được xem xét, sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết của hội nghị cán bộ viên chức hàng năm.
 Các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt quy chế này sẽ được khen thưởng, vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
 Hiệu trưởng có nhiệm vụ thực hiện và chỉ đạo thực hiện những quy định trong quy chế này phù hợp thực tế của nhà trường.
         
                     HIỆU TRƯỞNG
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEBSITE
LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay747
  • Tháng hiện tại6,016
  • Tổng lượt truy cập2,056,591
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây