Quy định chuyên môn năm học 2015-2016

Thứ hai - 21/09/2015 11:52
Quy định chuyên môn năm học 2015-2016
TRƯỜNG THCS
NGUYỄN THIẾP
QUY ĐỊNH CHUYÊN MÔN
(Áp dụng cho năm học 2015-2016)
 
1.     Hoạt động của tổ chuyên môn:
          - Tổ chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trên cơ sở kế hoạch nhà trường và tình hình thực tế của tổ.
          - Theo dõi, đánh giá xếp loại giáo viên hàng tháng, học kỳ, năm học (lượng hóa bằng cách cho điểm) công khai, chính xác.
          - Kiểm tra hồ sơ định kỳ và đột xuất, thực hiện kiểm tra nội bộ nhà trường.
          - Bố trí dạy thay kịp thời, phân công bồi dưỡng giáo viên.
          - Tổ chức báo cáo chuyên đề (mỗi tháng ít nhất một chuyên đề).
          - Đánh giá kiểm tra thực trạng của ĐDDH và thiết bị dạy học, thư viện, đề xuất với BGH kế hoạch bảo quản, mua sắm, sử dụng…..
          - Xây dựng hồ sơ tổ nhóm đầy đủ, chất lượng.
          - Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của nhóm chuyên môn theo quy định. Định kỳ báo cáo với BGH về tình hình kết quả hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn.
          2. Hồ sơ cá nhân: Mỗi cá nhân phải có bộ hồ sơ gồm:
          - Giáo án                                           - Sổ chủ nhiệm (cho GVCN) 
          - Sổ dự giờ, thăm lớp.                                 - Sổ điểm cá nhân            
         - Lịch báo giảng                                - Sổ ghi chép hoạt động CM                     
          * Giáo án: Phải được soạn mới 100% trước khi lên lớp, ghi rõ ngày, tháng, năm soạn. Bài soạn phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học sinh, đủ đơn vị kiến thức theo chuẩn kiến thức, kỷ năng phù hợp với nội dung giảm tải chương trình của Bộ, tránh soạn bài quá sớm; Soạn giáo án theo hướng cải tiến, gồm các bước cơ bản: Mục tiêu bài học, chuẩn bị của giáo viên và học sinh, tiến trình lên lớp (bài cũ, bài mới, cũng cố, đánh giá, hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau). Trong mỗi nội dung cần thể hiện được những hoạt động cơ bản của thầy và trò. Giáo viên thể dục phải có giáo án phù hợp, giáo án dự phòng để dạy khi trời mưa, tận dụng thời gian, đúng quy trình tập luyện, đảm bảo an toàn trong luyện tập học sinh.  Giáo án phải soạn chi tiết, đầy đủ các hoạt động của thầy- trò; đảm bảo tính chính xác của thông tin. Không được soạn gộp tiết, không tuần tự theo PPCT; chống hiện tượng soạn bài vắn tắt, sơ sài kiến thức (Môn Ngữ văn có thể đảo 1-2 tiết). Đối với tiết kiểm tra phải xây dựng ma trận đề hợp lý, tùy theo đặc thù môn học hệ thống câu hỏi phải gồm có cả phần trắc nghiệm khách quan và tự luận, thang điểm và đáp án chi tiết đến 0.25 điểm. Giáo án phụ đạo, bồi dưỡng, dạy thêm phải soạn theo buổi dạy, tách thành 3 tiếng riêng.
          Những GV đăng kí soạn trên Word phải thực sự có kỹ năng soạn thảo, sử dụng các các phần mềm ứng dụng và phải được BGH cho phép.
          * Sổ dự giờ:
          - Thực hiện đăng kí dự giờ công khai hàng tuần (chậm nhất vào sáng thứ 3); Đảm bảo dự 1-2 tiết/tuần, chia đều cho mỗi tuần /tháng.
          - Không dự dồn tiết, cần dự nhiều kiểu bài, khuyến khích dự giờ ôn tập, bồi dưỡng, phụ đạo….
          - Ghi đầy đủ các mục đặc biệt là phần nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá xếp loại giờ dạy. Tránh khuynh hướng đánh giá sai thực chất.
          - Luôn mang theo sổ dự giờ để xuất trình khi được kiểm tra.
          * Sổ điểm cá nhân:
          - Thực hiện đúng quy chế đánh giá xếp loại học sinh.
          - Hạn chế tối đa việc ghi sai, sửa chữa.
          *Sổ ghi chép hoạt động chuyên môn:
- Ghi đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và nội dung các buổi họp, hội ý, sinh hoạt CM….
          - Ghi chép đầy đủ các nội dung được chuyên đề, tập huấn, tích lũy….
- Các chuyên đề tự bồi dưỡng cần ghi rõ ngày tháng, ý nghĩa ứng dụng trong dạy học (dạng của SKKN).
          * Sổ chủ nhiệm:
          - Ghi đầy đủ nội dung như trong sổ theo trình tự thời gian.
          * Lịch báo giảng: Lên đúng lịch với thời khóa biểu, khớp với PPCT, đảm bảo thời gian, đầy đủ thông tin (chú ý đối với ngày nghỉ).
          * Sáng kiến kinh nghiệm:
          Đăng ký đề tài (tháng 9); viết đề cương (đầu tháng 11); nộp bản chính đầu tháng 3. Trường hợp đặc biệt, theo lịch nộp ở Phòng. (nếu không có sáng kiến kinh nghiệm thì không dự xét thi đua).
          3. Hồ sơ chung:
          a, Sổ điểm lớp:
          - Cần được bảo quản cẩn thận (tổ văn phòng), thực hiện ghi điểm, vào điểm công khai kịp thời (sổ điểm phải mang lên và sử dụng tại lớp học)
          - Thứ tự học sinh xếp theo A, B, C, theo đúng như hồ sơ gốc (nhất là lý lịch).
          - Giáo viên chủ nhiệm phải điểm diện hàng ngày, khóa sổ cuối tháng, bảo quản cẩn thận, cuối buổi nộp về văn phòng.
          - Nghiêm cấm thay sổ hoặc thay trang sổ dưới mọi hình thức (trường hợp cần thiết phải lập biên bản và có sự đồng ý của Hiệu trưởng).
          - Nghiêm cấm tẩy xóa và cắt dán trong sổ.
          b, Sổ đầu bài:
          - GVCN hướng dẫn cụ thể cho học sinh sử dụng theo quy định, tổng hợp nhận xét hàng tuần, bảo quản cẩn thận, cuối buổi học nộp về văn phòng.
- GV bộ môn ghi chép, đánh giá kịp thời các tiết học theo quy định.
c, Học bạ: Ghi theo quy định vào cuối kỳ, cuối năm.
d, Sổ mượn thiết bị: Ghi chép đầy đủ đúng quy định.
e, Hồ sơ tổ, nhóm chuyên môn: Thực hiện theo quy định chung
4. Về kiểm tra đánh giá học sinh:
- Thực hiện số lần kiểm tra, hình thức kiểm tra theo quy định của Bộ và PPCT, phù hợp với đặc thù bộ môn.      
- Việc đề ra phải đảm bảo tính trọng tâm và kiến thức cơ bản, phân hóa và vừa sức học sinh. (Đề ra có thể gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận).
- Tổ chức kiểm tra nghiêm túc, chặt chẽ, chấm trả bài kịp thời, đảm bảo quy định.
- Bài kiểm tra viết khi chấm phải ghi rõ điểm hoặc loại bằng số (hoặc ký hiệu) và bằng chữ; Có nhận xét rõ ưu khuyết điểm, những lỗi lớn học sinh thường mắc khi làm bài, yêu cầu cần khắc phục.
- Ghi điểm hoặc loại trực tiếp vào sổ điểm đảm bảo công khai, chính xác; nghiêm cấm nâng khống, cấy điểm hoặc loại.
- Cập nhật điểm trên phần mềm SMAS đảm bảo quy định về thời gian.
- Học sinh phải có túi lưu bài kiểm tra và xuất trình khi có yêu cầu.
- Đánh giá về hạnh kiểm phải công bằng, khách quan, chống khuynh hướng mặc cảm, định kiến với học sinh, coi trọng sự tiến bộ của học sinh.
- Tránh xu hướng bất thường trong kết quả của học sinh.
5. Về sử dụng thiết bị - Đồ dùng dạy học:
- Có ý thức tăng cường sử dụng thiết bị hiện có, tạo điều kiện để có thiết bị bổ sung nếu thiếu. Mỗi giáo viên phải có sổ ghi chép, sổ theo dõi thiết bị hiện có, có kế hoạch khắc phục để sử dụng.
- Bài học có sử dụng thiết bị: Nhất thiết phải khắc phục khó khăn để sử dụng thiết bị hiệu quả. GV bộ môn có trách nhiệm bảo quản thiết bị của nhà trường, hoặc đề xuất phương án bảo quản.
- Đảm bảo thủ tục quy trình mượn trả.
- Trong năm học mỗi giáo viên phải có ít nhất một thiết bị dạy học tự làm để dự thi cấp trường.
6. Kỷ luật lao động:
- Đến trường làm việc đúng giờ, đảm bảo thời gian cho các tiết dạy trên lớp, không vào muộn ra sớm; không tự ý bỏ tiết, bỏ buổi dạy.
- Chỉ xin phép nghỉ khi có lý do thật chính đáng, có giấy xin phép và được sự đồng ý của BGH cũng như của tổ trưởng quản lý trực tiếp.
- Các trường hợp nghỉ đúng chế độ tổ phải bố trí dạy thay, các loại nghỉ khác nhà trường đồng ý tổ mới bố trí dạy thay. Tất cả các giờ học của học sinh (trên lớp và ngoại khóa) đều phải bố trí dạy thay, tuyệt đối không để giờ trống.
- Nếu nghỉ không hưởng BHXH sẽ bị trừ lương (trừ giáo viên được điều động đi công tác), kể cả nghỉ họp. Trường hợp nghỉ vô lý do ngoài chịu hình thức kỷ luật phải bị trừ 100% lương và phụ cấp.
- Nếu nghỉ từ 3 ngày trở lên hoặc 3 buổi kể cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ sẽ bị trừ theo tổng ngày nghỉ (120.000đ/ ngày).
- Phải tuyệt đối chấp hành sự điều hành của tổ chức. Nếu không hợp lý thì có kiến nghị nhưng phải đảm bảo công việc được giao.
- Có đầy đủ hồ sơ chuyên môn, sẵn sàng xuất trình khi có yêu cầu.
- Phải tích cực tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức (quản lý điều hành học sinh), tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể.
- Tham gia đầy đủ các buổi họp chuyên môn, thăm lớp dự giờ, sinh hoạt chuyên đề, lao động công ích, thăm gia đình học sinh, làm tốt công tác phổ cập.
- Không sử dụng điện thoại hoặc sử dụng rượu, bia khi lên lớp, hội họp.
- Đến trường có trang phục công sở gọn gàng; GV nữ không mặc váy ngắn khi giảng dạy trên lớp; nói năng lịch sự, không hút thuốc lá, để xe đúng nơi quy định, chấp hành tốt Luật an toàn giao thông.
- Đảm bảo nghiêm túc chế độ báo cáo, tránh tình trạng báo cáo chậm, không đúng mẫu, hình thức cẩu thả, nội dung chiếu lệ, thiếu chính xác.
- Nghiêm cấm xúc phạm học sinh, tự ý đuổi học sinh ra khỏi lớp khi đang giảng dạy, hoặc cáu gắt học sinh vô lý. Không vi phạm các điều cấm đối với giáo viên.
- GVCN lớp phải tham gia sinh hoạt 15 phút với học sinh lớp chủ nhiệm ít nhất 3 buổi/ tuần. GV bộ môn và nhân viên tham gia hoạt động chào cờ đầu tuần ít nhất 1 lần/tháng (vào tuần 1 hoặc tuần 2 của tháng).
- Thực hiện nghiêm túc chương trình theo quy định của Bộ, đảm bảo đúng tiến độ, nếu chậm phải đăng ký kế hoạch dạy bù với BGH kịp thời trong tuần đó không để chậm quá 2 tiết.
- GV trực tuần: Có mặt theo dõi từ đầu đến cuối buổi (tất cả các ngày trong tuần), ghi chép đầy đủ các thông tin về hoạt động của giáo viên, học sinh, có ý kiến đề xuất kịp thời với BGH. Đánh giá chính xác các mặt hoạt động của học sinh và GV.
- Mỗi giáo viên tham gia đi thực tế thôn xóm ít nhất 1 tháng/1 lần; thăm gia đình học sinh 1 lần/HS/ năm.
- Quy định về xếp loại thi đua với ngày công: LĐTT xuất sắc nghỉ không quá 3 ngày; LĐTT nghỉ không quá 7 ngày; loại TB (hoàn thành nhiệm vụ) nghỉ không quá 14 nay (trừ nghỉ sinh, công tác).
                                                                BAN GIÁM HIỆU 
 
 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEBSITE
LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay440
  • Tháng hiện tại7,345
  • Tổng lượt truy cập1,986,446
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây